MỸ-Tháng 4/2016, Stacy Pincus khởi kiện Starbucks vìcho rằng đồ uống lạnh của chuỗi cửa hàng café này cho quá nhiều đá.
Trong đơn kiện, Pincus (trú tại thành phố Chicago) cáo buộcStarbucks quảng cáo đồ uống lạnh chứa 700 ml dung dịch, nhưng cốc đựng thực tếchỉ chứa khoảng 400 ml dung dịch.
Với yêu cầu bồi thường 5 triệu USD, đơn kiện của Stacy đượcViện Cải cách Pháp lý, thuộc Phòng Thương mại Mỹ, đánh giá là vụ kiện phi lýnhất năm 2016. Tuy nhiên, vụ kiện này đã bị tòa án liên bang ở thành phốChicago bác bỏ vào cuối năm 2016.
Stacy Pincus. Ảnh: Today.
Tương tự, Robert Bratton (trú bangMissouri) cũng đòi bồi thường 5 triệu USD khi khởi kiện Hershey, công ty chuyênsản xuất socola. Đơn kiện cáo buộc công ty Hershey cố ý bán các sản phẩm kẹotrong bao bì chỉ đầy một phần.
Tháng 5/2017, vụ kiện tập thể của Bratton được tòa án sơthẩm liên bang thụ lý nhưng vẫn bị bác bỏ chưa đầy một năm sau. Thẩm phán nhậnđịnh Bratton không thật sự bị thiệt hại vì kể cả khi nhận ra trong gói khôngđựng đầy kẹo, anh ta vẫn tiếp tục mua sản phẩm. Cụ thể, anh ta mua hơn 600 góikẹo trong 10 năm.
Ngoài hai vụ kiện trên, ở Mỹ từng xảy ra nhiều vụ kiện kháccũng được cho là phi lý. Năm 2011, Lauren Rosenberg khởi kiệnGoogle vì ứng dụng bản đồ Google Maps chỉ dẫn Rosenberg cắt ngang đường cao tốcở nông thôn. Thay vì chọn đường an toàn hơn để Google tự tính toán lại đường,Rosenburg đi theo chỉ dẫn của ứng dụng và lập tức bị ôtô đâm khi cắt ngang dòngxe cộ.
Người phụ nữ sau đó khởi kiện Google với cáo buộc công tynày cẩu thả, không cảnh báo trước, và có khiếm khuyết trong thiết kế ứng dụng.
Đơn kiện cuối cùng bị tòa án sơ thẩm tại thành phố SaltLake, bang Utah bác bỏ vì giữa Google và Rosenberg không tồn tại quan hệ hợpđồng hoặc các quan hệ khác có thể làm phát sinh nghĩa vụ bảo vệ.
Năm 2013, một nhóm khách hàng khởi kiện tập thể chuỗi cửa hàngđồ ăn nhanh Subway vì cho rằng sản phẩm bánh mỳ dài một foot(khoảng 30 cm) đặc trưng của hãng này không phải lúc nào cũng dài đúng một footnhư quảng cáo. Trước khi vụ kiện được hợp nhất, một số nguyên đơn đòi số tiềnbồi thường lên tới 5 triệu USD.
Sau đó, Subway được nhận định là không quảng cáo sai sự thậtnhưng vẫn cam kết sẽ đảm bảo độ dài một foot của bánh mì trong tương lai. Ngoàira, công ty này còn đồng ý sẽ trả 520.000 USD phí luật sư và 500 USD mỗi ngườitrong nhóm nguyên đơn khởi kiện.
Nhưng khi hai bên tưởng rằng vụ kiện đã chấm dứt, Trung tâmvì sự công bằng trong vụ kiện tập thể, thuộc Viện Doanh nghiệp cạnh tranh,kháng cáo vì cho rằng thỏa thuận hòa giải này không tạo ra lợi ích cho đa sốnguyên đơn.
Đồng ý, tòa án phúc thẩm liên bang số 7 hủy thỏa thuận hòagiải vào tháng 8/2017 với căn cứ: một vụ kiện tập thể nhưng không tạo ra lợiích đáng kể cho tập thể mà chỉ để luật sư hưởng lợi về án phí thì không khác gìđường dây kiếm tiền phi pháp. Hai tháng sau, phía nguyên đơn cũng ngừng theokiện.
Cùng năm 2013, một vài khách hàng khởi kiện tập thể đối vớihãng bia Anheuser-Busch, công ty sở hữu nhãn hiệu bia Beck, vì chorằng bao bì sản phẩm khiến họ lầm tưởng bia Beck được sản xuất tại Đức. Trênthực tế, công đoạn sản xuất bia Beck đã được chuyển tới Mỹ từ năm 2012 nhưngnhãn chai bia không có dòng chữ "sản xuất tại Mỹ".
Đây là lần hiếm hoi phía công ty chịu thương lượng với ngườiđi kiện. Năm 2015, công ty Anheuser-Busch đồng ý dành ra 20 triệu USD để bồithường cho khách hàng. Theo thỏa thuận, người nào mua bia Beck tại cửa hàng bánlẻ từ ngày 1/5/2011 tới ngày 23/6/2015 sẽ được nhận 50 USD mỗi hộ gia đình nếucó hóa đơn. Người nào không có hóa đơn sẽ được nhận tối đa 12 USD.
Năm 2014, SirgiorgioSanford Clardy, kẻ bảo kê gái mại dâm, khởi kiện hãng giày thểthao Nike đòi 100 triệu USD. Trước đó, Clardy bị phạt 100 năm tù vì đạp vào mặtkhách hàng mua dâm định quỵt tiền tại thành phố Portland, bang Oregon.
Vì đi giày Air Jordan trong khi gây án,Sirgiorgio Clardy khởi kiện Nike, nhà sản xuất giày. Ảnh: Sneaker News.
Vì đi giày Air Jordan trong lúc gây án, Clardy cáo buộc hãngNike lẽ ra phải dán nhãn cảnh báo đôi giày có thể bị dùng làm vũ khí nguy hiểm.Xuất hiện thông qua cuộc gọi video phát đi từ trong tù, Clardy tự lập luậntrước tòa bằng bài nói lan man. Ngược lại, luật sư của Nike chỉ trình bày trongdưới 90 giây. Cuối cùng, vụ kiện bị bác bỏ vì Clardy không thể đưa ra căn cứhợp lý.
Tháng 2/2014, Webster Lucas (trú tại bangCalifornia) khởi kiện chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhanh McDonald’s để đòi bồithường 1,5 triệu USD vì chỉ nhận được một tờ giấy ăn trong lúc dùng bữa. Sautrận cãi nhau với quản lý cửa hàng, Lucas được bù đắp bằng bữa ăn miễn phínhưng vẫn khẳng định sự việc khiến ông ta đau đớn về tâm lý và không thể làmviệc.
Vụ kiện McDonald’s là lần thứ 5 Lucas kiện cửa hàng ăn nhanhkhông thành công. Sau khi đơn kiện lần này bị bác bỏ vào tháng 10/2014, Lucasbị liệt vào danh sách "người chuyên kiện tụng vô cớ" của bangCalifornia và bị cấm khởi kiện trong thời gian nhất định.
Nguồn: vnexpress.net