TIÊU CHÍ MỚI XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ


06/09/2021 897 Lượt xem

Ngày nay, hoạt động côngnghệ cao luôn là hoạt động được Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển. Theođó, doanhnghiệp công nghệ cao sẽ vừa được hưởng các ưu đãi đầu tư như ưu đãivề đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu, vừa được xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và pháttriển, sản xuất thử nghiệm, v.v. Với sự quan tâm, ưu đãi “đặc biệt” trên, việcnhận diện “doanh nghiệp công nghệ cao” cũng tương đối quan trọng. Do đó, ngày16/3/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg quy địnhtiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao (“Quyết định 10”), thay thế các tiêu chí tại Quyết định số19/2015/QĐ-TTg ngày 15/6/2015 (“Quyết định19”). Với sự thay đổi này, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với các yêu cầukhắt khe hơn để được coi là “doanh nghiệp công nghệ cao”.

         TheoQuyết định 10, bên cạnh những tiêu chíkhông thay đổi khi xác định doanh nghiệp công nghệ cao như doanh nghiệp phải (i)sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyếnkhích phát triển theo quy định pháp luật, (ii) áp dụng các biện pháp thân thiệnmôi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất,... và (iii) có doanh thu từ sảnphẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hằng năm củadoanh nghiệp, có 02 tiêu chí thay đổi nổi bật, quan trọng, cụ thể: 

Thứ nhất, tiêu chí tỷ lệtổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (“R&D”) của doanh nghiệp trên giá trịcủa tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị đầu vào đã có sự thay đổi lớn. Cụ thể, việcxác định tỷ lệ này tại Quyết định 19 được phân loại thành 02 trường hợp: (i) doanhnghiệp vừa và nhỏ và (ii) doanh nghiệp có nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và có tổngsố lao động trên 300 người có tỷ lệ tương ứng là 1% và 0,5%. Trong khi đó, Quyếtđịnh 10 đã có sự phân định rõ ràng hơn thành 03 trường hợp cùng với việc thay đổităng tỷ lệ tổng chi cho hoạt động R&D. Cụ thể, (i) đối với doanh nghiệp cótổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên, tỷlệ này phải đạt ít nhất 0,5%; (ii) đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp trên,có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên, tỷ lệphải đạt ít nhất 1%; và (iii) với doanh nghiệp không thuộc các trường hợp nêu tạiđiểm (i) và (ii) trên, tỷ lệ này phải đạt ít nhất 2%.

Bên cạnh đó, việc xác địnhchi cho hoạt động R&D của doanh nghiệp đã được hướng dẫn cụ thể hơn, bao gồmcác khoản chi sau: khấu hao đầu tư cơ sở hạ tầng, tài sản cố định, chi thườngxuyên hàng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; chi hoạt động đào tạo, hỗ trợđào tạo cho lao động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, các tổ chứckhoa học và công nghệ, cơ sở đào tạo tại Việt Nam; phí bản quyền, chuyển quyềnsở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phục vụ hoạt động nghiên cứuvà phát triển; phí đăng ký công nhận hoặc bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích tạiViệt Nam. Quy định mới này đã giới hạn các khoản được tính vào tổng chi cho hoạtđộng R&D, hạn chế tình trạng doanh nghiệp muốn được công nhận là doanh nghiệpcông nghệ cao có thể tùy ý cộng các khoản vào chi phí cho hoạt động R&D.

Thứ hai, Quyết định 10 đã thay đổi tiêu chíliên quan đến chất lượng nhân sự. Cụ thể, trước đây quy định số lượng lao động trựctiếp thực hiện R&D có trình độ từ đại học trở lên  trên tổng số lao động của doanh nghiệp phải đạtít nhất 5% đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và 2,5% đối với doanh nghiệpcó nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người. Tuy nhiên, quy địnhmới chỉ yêu cầu lao động trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển có trìnhđộ chuyên môn từ cao đẳng trở lên và tỷ lệ số lao động này trên tổng số lao độngcủa doanh nghiệp theo luật mới cũng được chia thành 03 trường hợp: (i) đối vớidoanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000người trở lên, tỷ lệ này phải đạt ít nhất 1%; (ii) đối với doanh nghiệp khôngthuộc trường hợp trên, có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ200 người trở lên, tỷ lệ phải đạt ít nhất 2,5%; và (iii) đối với doanh nghiệpkhông thuộc cả hai trường hợp trên phải đạt tỷ lệ ít nhất 5%.

Nhìn chung, việc thay đổicác tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao nêu trên giúp góp phần đẩy mạnhthu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực côngnghệ cao đầu tư hoặc mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, đối với các doanhnghiệp có mức vốn, năng lực đầu tư công nghệ cao hạn chế thì khó có thể đạt đượctiêu chí về tỷ lệ chi R&D cũng như chất lượng nhân sự. Ngay cả những “ngườikhổng lồ” trong ngành công nghệ cao như LG hay Samsung cũng đang phải nỗ lựctrong việc tăng chi phí R&D để duy trì “danh hiệu” doanh nghiệp công nghệcao bằng cách xây dựng các trung tâm R&D lớn tại Việt Nam,v.v.

Công ty Luật TNHH TGT

Tin tức liên quan


CÔNG TY LUẬT TNHH TGT

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà 252 Hoàng Quốc Việt, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng Hồ Chí Minh: Sảnh Venice 3, New City Thủ Thiêm, Số 17 Mai Chí Thọ, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

ĐT: (+84)-243-7558-222 | (+84)-903-204-333

 Email: thetg@tgt-partners.vn

Liên hệHồ sơ năng lực