Người lao động được đơn phương chấm dứt


21/01/2021 299 Lượt xem

Luật Người lao động Việt Namđi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ10 Quốc hội khóa XIV. Luật có 8 Chương, 74 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày1/1/2020.

Sau hơn 13 năm thực hiện Luật Người lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, hoạt động đưa ngườiViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã có những kết quả tích cực về nhiều phươngdiện. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này và phù hợp vớiHiến pháp 2013 và các bảo đảm hội nhập Quốc tế, Quốc hội đã ban hành Luật Ngườilao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Luật cóhiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.

Các hình thức người Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài

Theo Điều 5 các hình thức người Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm có:

-Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ởnước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuậnquốc tế.

-Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản ký vớidoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, bao gồm:  Doanh nghiệp Việt Nam hoạt độngdịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năngnghề ở nước ngoài; Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

- Hợp đồng lao động do người lao động trựctiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

So với Luật cũ, Luật này đã bổ sung thêm hìnhthức người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua đơn vị sự nghiệp để thựchiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế. Đây là các đơn vị sự nghiệp công lậpthuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính thủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Các hành vi bị cấm

Theo Điều 7 các hành vi bị cấm khi đưa ngườilao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm:

- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấpthông tin gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động; lợi dụngviệc tuyển dụng lao động để mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặcthực hiện hành vi khác trái pháp luật.

- Phân biệt đối xử trong lao động, xúc phạmdanh dự, nhân phẩm người lao đông, cưỡng bức lao động trong lĩnh vực người laođộng Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ khác, ngoài ký quỹ và bảo lãnh.

- Thu tiền môi giới của người lao động; thutiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định.

- Tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật hoặc tựý chấm dứt hợp đồng không đúng quy định…

Đây là những hành vi cấm được bổ sung vào cácquy định của Luật cũ.

Thêm danh mục các khu vực cấm đi làm việc ởnước ngoài

Theo khoản 13 Điều 7 danh mục các khu vực bịcấm khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nướcngoài được bổ sung thêm:

- Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguycơ xảy ra chiến sự.

- Khu vực đang bị nhiễm xạ.

- Khu vực bị nhiễm độc.

- Khu vực đang có dịch bệnh nguy hiểm.

Vốn từ 5 tỷ đồng trở lên

Điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động dịchvụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được Luật mớiđiều chỉnh tại Điều 10. Theo đó, doanh nghiệp cần đáp ứng thêm các điều kiệnnhư:

- Có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên, có chủsở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước;

- Người đại diện theo pháp luật có ít nhất 5năm kinh nghiệm (quy định hiện hành là 3 năm) trong lĩnh vực đưa người lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm.

- Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiệncác nội dung hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoàitheo hợp đồng.

- Có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giáo dụcđịnh hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Có trang thông tin điện tử…

Người lao động không phải hoàn trả tiền môigiới

Luật mới đã bỏ quy định “Người lao động cótrách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp dịch vụ một phần hoặc toàn bộ tiền môigiới theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” nêu tại khoản 1Điều 20 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm2006.

Như vậy, từ năm 2022, người lao động Việt Namlàm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ không cần hoàn trả tiền môi giới chodoanh nghiệp dịch vụ. Từ đó giúp người lao động giảm thiểu chi phí tiền dịch vụkhi đi làm việc ở nước ngoài.

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 23, trường hợp bênnước ngoài tiếp nhận lao động đã trả tiền dịch vụ thì doanh nghiệp dịch vụ chỉđược thu từ người lao động số tiền còn thiếu so với mức tiền dịch vụ đã thỏathuận.

Trong khi đó, Điều 21 Luật Người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy định, doanh nghiệp dịchvụ thoả thuận với người lao động về việc thu tiền dịch vụ một lần trước khingười lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong thời gian người lao động làmviệc ở nước ngoài.

Theo khoản 3 Điều 23, khi hoàn trả tiền dịchvụ do người lao động phải về nước trước thời hạn mà không phải lỗi của họ,doanh nghiệp dịch vụ còn phải trả lãi suất tính theo tỷ lệ tương ứng với thờigian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Mức trần tiền dịch vụ

Khoản 4 Điều 23 đã quy định cụ thể mức trầntiền dịch vụ mà doanh nghiệp dịch vụ được phép thu từ người lao động như sau:

- Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao độngkhông quá 1 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 thánglàm việc. Đối với sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển, mứctrần là không quá 1,5 tháng tiền lương cho mỗi 12 tháng làm việc.

- Trường hợp thỏa thuận trong hợp đồng đưangười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 36 tháng trở lên thì tiềndịch vụ không được quá 3 tháng tiền lương của người lao động.

- Trường hợp có thỏa thuận về việc thu tiềndịch vụ cho thời gian gia hạn hợp đồng, thì mức tiền dịch vụ tối đa cho mỗi 12tháng gia hạn làm việc không quá 0,5 tháng tiền lương của người lao động.

- Đối với một số thị trường, ngành, nghề, côngviệc cụ thể, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức trầntiền dịch vụ thấp hơn các quy định trên.

Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng

Điều 6 của Luật quy định vè quyền và nghĩa vụcủa người lao động, trong đó  điểm đ khoản 1 quy định, người lao động đượcđơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bứclao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặcbị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, người lao động khi làm việc ởnước ngoài còn được bổ sung thêm các quyền sau:

- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền,nghĩa vụ và hưởng các lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề.

- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuếthu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động hoặc vùng lãnhthổ đến làm việc nếu Việt Nam và nước hoặc vùng lãnh thổ đó đã ký Hiệp định vềbảo hiểm xã hội hoặc Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởinghiệp sau khi về nước và tiếp cận các dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tựnguyện...

Một trong các nghĩa vụ của người lao động làlàm việc đúng nơi quy định, tuân thủ sự quản lý điều hành, giám sát của ngườisử dụng lao động ở nước ngoài;  về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợpđồng lao động.

Nguồn: tapchitoaan.vn

 

Tin tức liên quan


CÔNG TY LUẬT TNHH TGT

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà 252 Hoàng Quốc Việt, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng Hồ Chí Minh: Phòng 1508, Tầng 15, Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

ĐT: (+84)-243-7558-222 | (+84)-903-204-333

 Email: thetg@tgt-partners.vn

Liên hệHồ sơ năng lực