Bàn về Báo cáo kiểm toán có giá trị pháp lý hay không?


18/10/2019 448 Lượt xem


Tuy nhiên còn có các đại biểu cho rằng cần phải quy định báo cáo kiểm toán có giá trị pháp lý và kiểm toán viên (KTV) và doanh nghiệp kiểm toán (DNKiT) khi thực hiện kiểm toán BCQTDAHT phải đưa ra ý kiến về tính đầy đủ, đúng đắn của BCQTDAHT. Về nội dung này xin được trao đổi cụ thể như sau:

Về giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán

Trước hết, cần hiểu rõ thế nào là giá trị pháp lý của Báo cáo kiểm toán, giá trị pháp lý là giá trị bắt buộc phải thực hiện, tức là đơn vị được kiểm toán bắt buộc phải thực hiện theo ý kiến ghi trong báo cáo kiểm toán của KTV. Nếu hiểu như vậy thì Chủ đầu tư là đơn vị được kiểm toán phải thực hiện theo ý kiến của KTV ghi trong báo cáo kiểm toán. Điều đó là không đúng vì kiểm toán độc lập chỉ là một loại hình dịch vụ và đơn vị được kiểm toán không bắt buộc phải thực hiện ý kiến hoặc kiến nghị của KTV.

Tại Khoản 4, Điều 7, Luật kiểm toán độc năm 2011 lập quy định “Báo cáo kiểm toán được sử dụng để: a) Cổ đông, nhà đầu tư, bên tham gia liên doanh, liên kết, khách hàng và tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi trực tiếp hoặc liên quan đến đơn vị được kiểm toán xử lý các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan; b) Cơ quan nhà nước quản lý, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao; c) Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.”

Như vậy, đối với hoạt động kiểm toán BCQTDAHT thì báo cáo kiểm toán chủ yếu dùng để “b) Cơ quan nhà nước quản lý, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao; c) Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.” và Luật kiểm toán độc lập không quy định giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán.

 Để làm rõ giá trị của Báo cáo kiểm toán, trước hết chúng ta cần xem xét trách nhiệm đối với BCQTDAHT, trách nhiệm đối với Báo cáo kiểm toán của KTV và DNKiT và nội dung, các loại ý kiến của KTV về BCQTDAHT  theo qui định của pháp luật hiện hành.  

Thứ nhất, trách nhiệm đối với BCQTDAHT và trách nhiệm đối với Báo cáo kiểm toán:

Theo điểm b và điểm c, Khoản 1, Điều 26 của Thông tư số 09/2016/TT-BTC “Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước” quy định về trách nhiệm của Chủ đầu tư là:“b) Lập và quản lý hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành đúng quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán đúng thời gian quy định tại Điều 22 Thông tư này; cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành theo yêu cầu của KTV khi kiểm toán báo cáo quyết toán và cơ quan thẩm tra quyết toánc) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan thẩm tra quyết toán về tính pháp lý của hồ sơ quyết toán và tính đúng đắn của số liệu đề nghị quyết toán; tính chính xác của khối lượng do chủ đầu tư và nhà thầu nghiệm thu đưa vào báo cáo quyết toán; tính phù hợp của đơn giá do chủ đầu tư và nhà thầu đã thống nhất ghi trong hợp đồng.

Cũng theo Khoản 2, Điều 10, Thông tư 09 thì trách nhiệm của KTV trong kiểm toán BCQTDAHT là “Khi thực hiện kiểm toán phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập cũng như các chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Khi kết thúc cuộc kiểm toán phải lập BCQTDAHT với đầy đủ nội dung quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về Kiểm toán BCQTDAHT.

Đồng thời, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 – “Kiểm toán BCQTDAHT” (ban hành theo Thông tư 67/2015/TT-BTC ngày 8/5/2015 của Bộ Tài chính) nêu rõ “Mục đích của kiểm toán BCQTDAHT là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với BCQTDAHT và là cơ sở để người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét phê duyệt BCQTDAHT thông qua việc KTV và DNKiT đưa ra ý kiến, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và BCQTDAHT có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo, có phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCQTDAHT hay không” và quy định trách nhiệm của KTV và DNKiT là “KTV và DNKiT chu trách nhim kim tra BCQTDAHT trên cơ s h sơ quyết toán d án hoàn thành do đơn v được kim toán cung cp và đưa ra ý kiến ca mình v vic tuân th các quy định v qun lý đầu tư trong quá trình thc hin d án và v tính trung thc, hp lý ca BCQTDAHT da trên kết qu ca cuc kim toán. Vic kim toán BCQTDAHT không làm gim nh trách nhim ca Ban Giáđốđơn v được kim toáđối vi BCQTDAHT”. Theo đó, người sử dụng BCQTDAHT không thể cho rằng ý kiến của KTV là sự đảm bảo tuyệt đối về tính đầy đủ, đúng đắn của BCQTDAHT và về việc tuân thủ các quy định quản lý đầu tư của Chủ đầu tư hay Ban quản lý dự án.

Quan hệ kiểm toán độc lập dựa trên hợp đồng dịch vụ mà DNKiT đã ký với khách hàng. KTV và DNKiT chịu trách nhiệm thực hiện dịch vụ kiểm toán theo các nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập được quy định tại Điều 8, Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 là: (1) Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán; (2) Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; (3) Độc lập, trung thực, khách quan, (4) Bảo mật thông tin.

Thứ hai, nội dung và các dạng ý kiến của KTV về BCQTDAHT theo qui định của Chuẩn mực kiểm toán số 1000 và các chuẩn mực kiểm toán có liên quan (Chuẩn mực kiểm toán số 700 về ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần, 705 về kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và 706 về đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán)

Các dạng ý kiến của KTV độc lập: Khác với ý kiến kết luận của các cơ quan kiểm toán nhà nước, hoặc cơ quan thuế, cơ quan thanh tra, cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán, căn cứ kết quả kiểm toán, KTV đưa ra các dạng ý kiến về BCQTDAHT như sau:    

(a) Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần

KTV đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần khi KTV kết luận rằng, xét trên các khía cạnh trọng yếu: (a) Quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư; (b) BCQTDAHT do đơn vị được kiểm toán lập đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo quyết toán, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCQTDAHT.

Ví dụ về ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần: “Trên cơ s các tài liu, h sơ được ch đầu tư cung cp và kết qu kim tra, theo ý kiến ca chúng tôi, xét trên các khía cnh trng yếu, quá trình thc hin d áđã tuân th các quy định v qun lý đầu tư và BCQTDAHT đã phn ánh trung thc và hp lý tình hình quyết toán d án ti thđim lp báo cáo, phù hp vi chun mc kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến vic lp và trình bày BCQTDAHT”.

Ý kiến chấp nhận toàn phần được áp dụng cho trường hợp: (i) BCQTDAHT được kiểm toán có những sai sót nhưng đã được KTV phát hiện, đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của KTV và BCQTDAHT sau khi điều chỉnh đã được KTV kết luận là phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo; (ii) BCQTDAHT đã phản ảnh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo nhưng Báo cáo kiểm toán cần đưa ra các thông tin bổ sung (Vấn đề cần nhấn mạnh hoặc Vấn đề khác) để thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với các vấn đề quan trọng để hiểu về BCQTDAHT hoặc vấn đề khác để hiểu rõ về cuộc kiểm toán.

Khi KTV đưa ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là số liệu trong BCQTDAHT được kiểm toán hoàn toàn đúng, mà có thể có sai sót nhưng sai sót đó (nếu có) là không trọng yếu.

Trên thực tế phát sinh phổ biến trường hợp trên báo cáo kiểm toán không có chênh lệch trên mức trọng yếu giữa báo cáo quyết toán và kết quả kiểm toán. Trường hợp này có ý kiến cho rằng KTV đã không làm gì hoặc không phát hiện ra sai sót nào của đơn vị được kiểm toán là không đúng vì trường hợp này xảy ra khi (i) BCQTDAHT, xét trên phương diện tổng thể không có sai sót trọng yếu; (ii) BCQTDAHT có sai sót và KTV đã phát hiện các sai sót và đơn vị được kiểm toán đã đồng ý điều chỉnh theo đề nghị của kiểm toán viên, dẫn tới số liệu báo cáo quyết toán sau điều chỉnh đã khớp với kết quả kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán về các sai sót mà KTV phát hiện, các biên bản trao đổi giữa KTV và Chủ đầu tư về các sai sót cũng như việc chấp thuận điều chỉnh sai sót của Chủ đầu tư làm cơ sở đưa ra ý kiến được ghi chép, lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán. Do đó để biết được tác dụng và hiệu quả công việc của cuộc kiểm toán, ví dụ để biết các sai sót mà KTV đã phát hiện, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền có thể trao đổi với KTV hoặc yêu cầu KTV và DNKiT cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm toán có liên quan để xem xét.

(b) Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận từng phần, gồm 3 dạng:

(b.1)Ý kiến kiểm toán ngoại trừ

KTV trình bày “Ý kiến kiểm toán ngoại trừ” trong 2 trường hợp: (a) Thứ nhất là do bất đồng ý kiến, theo đó dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là quá trình thực hiện dự án chưa tuân thủ theo quy định về quản lý đầu tư và/hoặc các sai sót, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCQTDAHT; b) Thứ hai, do giới hạn phạm vi kiểm toán từ phía Chủ đầu tư, theo đó KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận rằng liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ theo quy định về quản lý đầu tư hay không và/hoặc làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán về BCQTDAHT, nhưng KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCQTDAHT.

 Ý kiến kiểm toán ngoại trừ thể hiện các vấn đề không được chấp nhận, bằng mẫu câu: “ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, BCQTDAHT phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu...” .

Như vậy, khi báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ và có chênh lệch giữa kết quả kiểm toán và số liệu báo cáo quyết toán có nghĩa là kiểm toán viên đã đề nghị đơn vị được kiểm toán điều chỉnh các sai sót nhưng đơn vị được kiểm toán không đồng ý điều chỉnh (bất đồng ý kiến), khác với trường hợp đơn vị đồng ý điều chỉnh ở trên hoặc có những giới hạn phạm vi mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp được. Tùy vào mức độ lan tỏa của sai sót hay giới hạn phạm vi mà kiểm toán viên có thể quyết định đưa ra ý kiến trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến như được mô tả dưới đây.

(b.2) Từ chối đưa ra ý kiến

 KTV phải từ chối đưa ra ý kiến khi KTV bị giới hạn phạm vi từ Chủ đầu tư không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận rằng liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ theo quy định về quản lý đầu tư hay không và/hoặc làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán về BCQTDAHT và KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có là trọng yếu và lan tỏa đối với BCQTDAHT, bằng mẫu câu: “Do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về BCQTDAHT...”.

(b.3) Ý kiến kiểm toán trái ngược

KTV phải trình bày “Ý kiến kiểm toán trái ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là quá trình thực hiện dự án chưa tuân thủ theo quy định về quản lý đầu tư và/hoặc các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCQTDAHT, bằng mẫu câu: "Theo ý kiến của chúng tôi, do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược”, BCQTDAHT đã không phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo của...".

Trên thực tế KTV không thể đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần khi xảy ra một trong các tình huống có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCQTDAHT, như: (i)  Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn (như do khách hàng áp đặt, do hoàn cảnh thực tế, do các tài liệu kế toán không đầy đủ, hoặc là do KTV không thể thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết; (ii) Không nhất trí với Giám đốc đơn vị được kiểm toán về sự không phù hợp của các thông tin ghi trong BCQTDAHT,....

Như vậy ý kiến của KTV đưa ra trong Báo cáo kiểm toán chỉ làm tăng sự tin cậy của người sử dụng đối với BCQTDAHT, Báo cáo kiểm toán chỉ đưa ra ý kiến của người hành nghề độc lập về BCQTDAHT mà không phải là kết luận của các cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế nên không bắt buộc đơn vị được kiểm toán phải tuân thủ.

Do đó Báo cáo kiểm toán không thể thay thế được kết luận kiểm tra, thanh tra, kiểm toán hoặc phê duyệt báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như Kiểm toán nhà nước, Thanh tra chính phủ, Thanh tra nhà nước chuyên ngành, cơ quan thẩm tra phê duyệt báo cáo quyết toán,...). Đồng thời công việc của KTV độc lập không thể thay thế công việc của các  cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế, cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán. Điều này được giải thích rõ hơn vì Ý kiến của KTV về BCQTDAHT không phải là sự đảm bảo tuyệt đối mà chỉ là  sự đảm bảo hợp lý. Khi thực hiện kiểm toán, KTV chỉ có được sự đảm bảo hợp lý (chứ không phải sự đảm bảo tuyệt đối) rằng BCQTDAHT nếu có sai sót trọng yếu thì đã được KTV phát hiện và trình bày trong  Báo cáo kiểm toán. 

Đảm bảo hợp lý là sự đảm bảo ở mức độ cao nhưng không phải là đảm bảo tuyệt đối do luôn tồn tại những hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán làm cho hầu hết bằng chứng kiểm toán mà KTV dựa vào để đưa ra kết luận và ý kiến kiểm toán đều mang tính thuyết phục hơn là khẳng định.

Những hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán bắt nguồn từ: (1) Bản chất của việc lập và trình BCQTDAHT bao gồm các xét đoán của Ban Giám đốc trong việc áp dụng các quy định vào hoàn cảnh thực tế của đơn vị. Ngoài ra, có những khoản mục trên BCQTDAHT liên quan đến các quyết định hoặc đánh giá chủ quan hoặc có mức độ không chắc chắn, có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau đều có thể được chấp nhận như các ước tính; (2) Bản chất của các thủ tục kiểm toán, trong đó có việc khả năng thu thập bằng chứng kiểm toán của kiểm toán viên bị giới hạn về tính khả thi hoặc giới hạn pháp lý, như  đơn vị được kiểm toán có thể cố tình hoặc do các nguyên nhân khách quan không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan hoặc thông tin mà KTV yêu cầu, hành vi gian lận tại đơn vị có thể được thực hiện tinh vi và kỹ lưỡng để che dấu (KTV không được đào tạo để làm chuyên gia xác minh chứng từ giả mạo), mỗi cuộc kiểm toán không phải là một cuộc điều tra hoặc thanh tra về các sai phạm. KTV không có quyền điều tra, thanh tra, xét hỏi, khám xét như cuộc điều tra của cơ quan pháp luật; (3) Sự cần thiết phải thực hiện cuộc kiểm toán với thời gian và giá phí hợp lý. Sự thích hợp của thông tin, giá trị của thông tin có xu hướng giảm đi theo thời gian và cần cân nhắc sự cân đối giữa độ tin cậy của thông tin với chi phí bỏ ra để có được thông tin đó. Điều này đã được nêu rõ trong hợp đồng kiểm toán.

Người sử dụng BCQTDAHT mong muốn KTV đưa ra báo cáo kiểm toán trong khoảng thời gian và giá phí hợp lý, với nhận thức rằng KTV không thể xem xét tất cả các thông tin có thể hiện hữu hoặc không thể tìm hiểu tất cả các vấn đề một cách thấu đáo, tường tận dựa trên giả định rằng thông tin đó bị nhầm lẫn hay gian lận cho đến khi chứng minh được điều ngược lại.

Trách nhiệm nghề nghiệp của KTV và DNKT

Có nhiều ý kiến đề nghị giải thích rõ nếu báo cáo kiểm toán không có giá trị pháp lý thì có giá trị gì và có giá trị như thế nào để khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động kiểm toán độc lập và Luật Kiểm toán độc lập đã chi phối, điều chỉnh và quản lý hoạt động kiểm toán độc lập? Đồng thời có ý kiến đề nghị làm rõ trách nhiệm nghề nghiệp của KTV và DNKT để góp phần tăng cường giá trị kiểm toán.  Về vấn đề này,  xin được trao đổi cụ thể như sau:

Thứ nhất, về Báo cáo kiểm toán có giá trị thực tế hơn là có giá trị pháp lý:

Kiểm toán là loại hình dịch vụ nên mục đích của nó là phải gia tăng giá trị cho người thuê và người sử dụng dịch vụ. Kiểm toán độc lập là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường của tất cả các quốc gia với vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ tin cậy của thông tin.

Lợi ích trực tiếp của kiểm toán là đưa ra sự đảm bảo chuyên môn khách quan cho các thành viên của doanh nghiệp, tổ chức (đơn vị được kiểm toán) rằng Ban giám đốc chịu trách nhiệm về các hoạt động của họ một cách minh bạch và phù hợp với các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm chuyên môn. Lợi ích gián tiếp là công việc của KTV sẽ cung cấp một cơ sở vững chắc cho các bên có liên quan để đi đến các kết luận và đưa ra các quyết định hợp lý, đúng đắn.

Sản phẩm của kiểm toán độc lập là những thông tin kinh tế tài chính đã được các KTV có đủ năng lực và độc lập xác nhận về mức độ phù hợp với các chuẩn mực, quy định đã được thiết lập vì vậy nó là căn cứ quan trọng cho cơ quan quản lý nhà nước đưa ra quyết định quản lý và các bên thứ ba liên quan khác đưa ra các quyết định kinh tế.

Sự biến động kinh tế gần đây đã gây nhiều chú ý hơn về trách nhiệm của KTV cũng như DNKT và giá trị của kiểm toán đã thay đổi vì việc thẩm tra phê duyệt quyết toán được đưa ra dựa trên ý kiến kiểm toán trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để thỏa mãn nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng hơn, phạm vi và giá trị kiểm toán cần vượt lên trên sự trung thực và hợp lý của BCQTDAHT để đánh giá về quản lý rủi ro, quản trị dự án, ... từ đó giúp Chủ đầu tư có những cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tính tuân thủ pháp luật,...

Thứ hai về trách nhiệm nghề nghiệp của KTV và DNKT:

Kiểm toán độc lập là một loại hình dịch vụ đặc biệt đòi hỏi các chủ thể kiểm toán phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

Theo Điều 18, Luật kiểm toán toán độc lập, KTV và DNKiT “Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán hoặc ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt động kiểm toán của mình” và “Chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính”.

Theo Điều 29, Luật kiểm toán độc lập DNKiT “Chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán” và “chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết”. Trong hợp đồng kiểm toán đã giao kết có các thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm của DNKiT, như DNKiT phải thực hiện công việc theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, pháp luật và các quy định có liên quan; kiểm tra BCQTDAHT trên cơ sở hồ sơ quyết toán dự án và tài liệu mà đơn vị được kiểm toán cung cấp; thực hiện công việc kiểm toán theo nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo mật số liệu; xem xét kiểm soát nội bộ mà đơn vị được kiểm toán sử dụng để thiết kế thủ tục kiểm toán phù hợp; lập báo cáo kiểm toán gồm các nội dung theo quy định của Luật kiểm toán độc lập, chuẩn mực kiểm toán số 1000...

Trên thực tế, hệ thống các văn bản pháp luật trong hoạt động kiểm toán độc lập quy định về trách nhiệm của KTV và DNKiT đã tương đối đầy đủ, đồng bộ, bao gồm cả các nghị định, thông tư về xử phạt KTV và DNKiT khi vi phạm các quy định, chuẩn mực hoặc cung cấp dịch vụ không đảm bảo yêu cầu của chuẩn mực nghề nghiệp.

Nguồn: Tapchitaichinh.vn

Tin tức liên quan


CÔNG TY LUẬT TNHH TGT

Văn phòng Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà 252 Hoàng Quốc Việt, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng Hồ Chí Minh: Sảnh Venice 3, New City Thủ Thiêm, Số 17 Mai Chí Thọ, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

ĐT: (+84)-243-7558-222 | (+84)-903-204-333

 Email: thetg@tgt-partners.vn

Liên hệHồ sơ năng lực